Cách bảo quản cua sống được áp dụng hợp lý sẽ giúp cho cua tươi ngon và không bị hao thịt. Cua là nguyên liệu nấu ra nhiều món ăn ngon trong các nhà hàng, cửa tiệm lớn nhỏ hoặc chế biến các món ăn tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo cua sống tươi ngon và an toàn cho sức khỏe, việc bảo quản cua đúng cách là rất quan trọng. Hãy cùng Gifteck tìm hiểu nhé!
1. Ích lợi của thịt cua

Cua không chỉ là món ăn có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe như:
- Giàu protein: Protein trong cua giúp cơ thể con người phát triển và duy trì sức khỏe.
- Tăng cường sức đề kháng: Cua cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất. Bao gồm vitamin C, sắt, kẽm, selen, đồng và magie, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Cua chứa nhiều chất béo không no, giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giúp duy trì sức khỏe của xương: Trong cua cũng chứa nhiều canxi và fosfor, hai khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe của xương và răng.
- Giúp giảm cân: Lượng calo và chất béo trong cua rất ít, nên món ăn này rất thích hợp trong chế độ ăn giảm cân.
- Làm đẹp: Cua chứa nhiều kẽm, một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe của da, tóc và móng.
- Cung cấp năng lượng: Cua chứa nhiều carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Giảm các triệu chứng của chuột rút: Chất điện giải và khoáng chất trong cua giúp làm giảm các triệu chứng của chuột rút.

Giàu chất dinh dưỡng là thế, tuy nhiên bạn nên ăn cua ở mức độ vừa phải và cân bằng với chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó, để đảm toàn được những chất dinh dưỡng này khi chế biến, bạn cần có cách bảo quản cua sống hợp lý và an toàn.
2. Cách chọn cua sống tươi, ngon và chắc thịt
Trước khi thực hiện bất kỳ cách bảo quản cua sống nào, bạn cần đảm bảo cua mua về được tươi ngon và chắc thịt. Sau đây là một số mẹo chọn cua ngon:
2.1. Cách chọn cua biển tươi ngon

- Khuỷu càng cua: Nên để ý bộ phận này của cua biển khi mua. Nếu khuỷu càng cua đậm màu hồng hoặc đỏ thì đây là một chú cua tươi ngon và chắc thịt đấy.
- Mai cua: Bạn nên chọn cua có phần mai hiện rõ vân, săn chắc óng mượt và khi dùng tay bóp nhẹ vào thì cua còn cử động linh hoạt.
- Kẽ hở giữa yếm và mai cua: Quan sát kẽ hở giữa mai và yếm cua để thấy rõ phần màu bên trong. Nếu màu sắc của bộ phận này càng đỏ thì cua càng ngon.
2.2. Cách chọn cua đồng tươi ngon

Tuỳ thuộc vào gu ăn uống của bạn thích nhiều gạch hay nhiều thịt mà có những cách chọn cua đồng khác nhau. Theo đó, cua cái là những con có yếm to, sẽ cho nhiều gạch, còn những con có yếm nhọn là cua đực, sẽ cho nhiều thịt.
Bạn hãy chọn những con có mình mập, di chuyển nhanh và càng khỏe. Cua đồng phải còn đủ càng. Ngoài ra, những cua khỏe cũng sủi bọt khí liên tục ở miệng. Nếu chọn mua phải cua yếu, cua chết hoặc cách bảo quản cua sống không hợp lý thì món ăn sẽ có mùi khai. Bên cạnh đó, nên mua cua đồng vào đầu hoặc cuối tháng âm. Đây là thời điểm cua béo, ngon và chắc ngọt nhất.
3. Cách bảo quản cua biển sống
Cách bảo quản cua sống sau đây sẽ giúp bạn có được nguồn nguyên liệu tươi ngon khi chế biến các món ăn của mình. Hãy cùng tham khảo nhé!
3.1. Cách bảo quản cua sống lâu

Để cua sống được lâu, bạn nên để cua ở những nơi khô ráo, mát mẻ và không có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chúng trong một cái xô có nắp đậy hờ. Đậy nắp như vậy sẽ giúp cho cua biển không bị chết ngạt do vẫn có không khí lưu thông.
Tuyệt đối tránh trường hợp để cua bị ngập trong nước hay buộc trong túi kín. Làm như vậy cua sẽ ngợp, chết và khi chế biến thịt cua sẽ không còn săn chắc, thơm ngon nữa. Đây là cách bảo quản cua sống lâu đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
3.2. Cách bảo quản cua biển sống trong tủ lạnh

Tiếp theo đây là cách bảo quản cua sống trong tủ lạnh. Sau khi đã chọn được những chú cua biển tươi ngon, bạn cần phải sơ chế để chúng được bảo quản lâu hơn mà không ảnh hưởng đến độ tươi. Lưu ý không bỏ thẳng cua còn sống nhăn vào trong tủ. Các bước bảo quản cua trong tủ lạnh như sau:
- Bước 1: Để cua ở nơi mát mẻ, vẩy lên một chút nước và để nguyên dây buộc cua.
- Bước 2: Lật yếm cua lên, dùng dao mũi nhọn chọc vào hõm dưới bụng cua đến khi chân và càng cua duỗi thẳng.
- Bước 3: Bỏ các bộ phận thừa như mang cua và chỉ giữ lại phần thịt cua để chế biến. Tháo phần dây buộc và rửa cua thật sạch với nước và đem đi bảo quản.
- Bước 4: Xếp cua biển vào một hộp nhựa và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 0 – 4 độ C.
3.3. Cách bảo quản cua biển đông lạnh

Cách bảo quản cua sống trong tủ lạnh như trên chỉ phù hợp khi chế biến trong ngày. Còn nếu muốn bảo quản cua khoảng 2 – 5 ngày, bạn có thể đặt cua vào túi hút chân không sau khi đã thực hiện các bước sơ chế như trên. Sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh để giữ cua tươi lâu hơn.
3.4. Cách bảo quản cua biển sống đi xa

Muốn vận chuyển cua đi xa thì phải có cách bảo quản cua sống như thế nào?
- Bước 1: Cột chặt hai càng cua
- Bước 2: Đặt cua vào thùng xốp khoét lỗ để không khí lưu thông.
- Bước 3: Phủ lên một lớp vải ẩm để giữ cho cua không bị mất nước trong khoảng thời gian dài di chuyển.
- Bước 4: Sau khi vận chuyển đến nơi, bạn cần cho cua vào xô nước để nhúng qua rồi đậy nắp hờ. Trong khoảng thời gian này, cần tranh thủ chế biến càng sớm càng tốt để đảm bảo độ tươi ngon cho món ăn và không bị hao thịt.
3.5. Cách bảo quản cua sống khi không có tủ lạnh
Nếu không có tủ lạnh thì phải làm sao? Đừng lo vì cách bảo quản cua sống qua đêm sau đây sẽ giúp bạn. Bạn hãy dùng thùng nhựa hoặc thùng xốp để bảo quản cua. Đầu tiên, chỉ cần pha loãng nước muối, đổ vào thùng xốp rồi xếp cua sống vào trong đó.

Nên đặt thùng chứa cua ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ khoảng 15 độ C sẽ là nhiệt độ lý tưởng để cua sống được lâu nhất. Nếu là mùa hè thì bạn có thể mua đá về xếp quanh thùng, hoặc để trực tiếp cua vào thau đá và chế biến trong ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách bảo quản nấm rơm được lâu tại nhà cho nấm luôn tươi ngon
4. Cách bảo quản cua đồng sống
Không chỉ cua biển, cua đồng khi mua về cũng cần phải bảo quản hợp lý. Nếu không thì khi nấu lên sẽ có mùi hôi, khai đặc trưng. Cùng xem cách bảo quản cua sống nguyên con và cua đã xay là gì nhé!
4.1. Cách bảo quản cua đồng sống nguyên con

Sau đây là những bước đơn giản trong cách bảo quản cua sống nguyên con:
- Bước 1: Cua đồng mua về cần được rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Sơ chế xé cua, bỏ đi yếm, mai và vặt miệng cua đi.
- Bước 3: Khều gạch cua và bỏ riêng vào 1 túi nilon nhỏ, sau đó buộc chặt miệng túi bằng dây chun.
- Bước 4: Bỏ riêng phần thân cua vào túi nilon khác hoặc cho vào hộp nhựa rồi cho vào ngăn mát hoặc cấp đông trong ngăn đá.
4.2. Cách bảo quản cua đồng đã xay

Đối với cua đồng đã xay, bạn nên cho túi nilon hút chân không, giữ thật kín miệng túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. Với cách này bạn có thể để cua trong khoảng 1 tuần mà dinh dưỡng của cua không bị mất đi. Khi nấu chỉ cần lấy ra rã đông là có thể chế biến như bình thường.
5. Cách bảo quản cua hoàng đế
Như bạn đã biết, cua hoàng đế thường có kích thước rất lớn và thường không thể ăn hết chỉ trong một lần chế biến. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại cua rất ngon và đắt tiền, vì vậy cần có cách bảo quản cua sống sao cho hợp lý.

Đầu tiên, bạn cần thực hiện các bước sơ chế cho cua. Sau khi sơ chế, bạn hãy đặt cua vào hộp nhựa hoặc túi nilon, tốt nhất là cho túi hút chân không. Tiếp đó cho vào ngăn mát tủ lạnh nếu như muốn chế biến luôn trong ngày. Còn nếu chưa nấu luôn, bạn có thể cho cấp đông ở ngăn đá tủ lạnh.
5. Lưu ý khi bảo quản cua sống để đảm bảo sức khoẻ
Bạn cần lưu ý rằng cua khi mua về cần thực hiện đúng cách bảo quản cua sống để tránh việc nhiễm độc hoặc hỏng do quá trình bảo quản không đúng. Bên cạnh đó, cần sử dụng cua trong thời gian ngắn nhất có thể để đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm.

Ngoài ra, trước khi làm bất kỳ cách bảo quản cua sống nào, bạn cần đảm bảo sơ chế và rửa cua thật sạch. Cua bị bẩn sẽ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, gây ra mùi hôi khó chịu khi bảo quản. Bên cạnh đó, cua nhiễm khuẩn còn gây hại cho sức khoẻ của chúng ta khi ăn phải.
Lời kết
Trên đây là những cách bảo quản cua sống được tươi lâu có thể áp dụng ngay tại nhà. Cần thực hiện đúng cách để đảm bảo khi chế biến vẫn giữ được những chất dinh dưỡng của cua. Tránh trường hợp cua hỏng gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người.
Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quý cô, quý ông nội trợ. Đừng quên ghé trang gifteck.com để cập nhật các mẹo vặt hữu ích mới hàng ngày nhé!
>>> Xem thêm:
- Tổng hợp 14 bộ phim Hàn Quốc hay năm 2022 không thể bỏ lỡ
- Hướng dẫn 10 cách nấu cháo bằng nồi cơm điện tiện lợi và nhanh chóng
- 22+ Cách đuổi muỗi hiệu quả phòng tránh sốt xuất huyết

“Happiness is not something ready-made. It comes from your own actions.” – Dalai Lama