Bạn đang cần viết bản kiểm điểm mà chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Gifteck tìm hiểu cách viết bản kiểm điểm chuẩn và những mẫu có sẵn thông dụng thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bản kiểm điểm là gì? Khi nào cần viết bản kiểm điểm?
Bản kiểm điểm là một văn bản do cá nhân viết để tự đánh giá, xem xét lại hành vi của chính bản thân khi phạm lỗi hoặc tự kiểm điểm, đánh giá bản thân trong khoảng thời gian nhất định đã làm được gì và chưa làm được gì, để từ đó có thể rút kinh nghiệm và đưa ra được định hướng kế hoạch cho tương lai.
Những đối tượng viết bản kiểm điểm bao gồm mọi độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,.. đều có thể tự viết bản kiểm điểm bản thân hoặc theo yêu cầu của người khác để kiểm điểm về hành vi mình gây ra. Đặc biệt, bản kiểm điểm thường áp dụng với đối tượng học sinh.

Thông thường, bản tự kiểm điểm sẽ được dùng trong 2 trường hợp sau:
- Kiểm điểm khi vi phạm nội quy của nhà trường, nội quy của công ty, doanh nghiệp,…
- Kiểm điểm cuối năm để tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, những ưu và nhược điểm của bản thân sau một năm làm việc, học tập, công tác. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với công chức, viên chức, cán bộ hoặc Đảng viên.
2. Có những dạng bản kiểm điểm nào?
Vậy bản kiểm điểm có những dạng nào?
- Bản kiểm điểm của học sinh:
Bản kiểm điểm này do học sinh tự viết, không có khuôn mẫu cố định, mục đích là để tự đánh giá, xem xét lại hành vi của bản thân khi sai phạm hoặc kiểm điểm bản thân sau một học kỳ, năm học đã vi phạm gì, làm được gì để có định hướng phát triển cho kỳ học/năm học tới.

- Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm:
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm thường sẽ giúp các chủ thể/cá nhân có thể nhận ra được lỗi lầm của mình để có thể rút kinh nghiệm cho lần sau không bị vi phạm nữa.

- Bản kiểm điểm cá nhân:
Bản kiểm điểm cá nhân được dùng cho đa số những cá nhân viết để nâng cao trách nhiệm ý thức, biết tự nhận ra những sai sót đã mắc phải và khuyết điểm của mình để rút ra kinh nghiệm trong thời gian sắp tới. Thông thường, bản kiểm điểm cá nhân sẽ được thực hiện vào cuối năm trước khi làm Bảng đánh giá nhân viên và báo cáo tổng kết cuối năm.
- Bản kiểm điểm Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức.
3. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm
Dưới đây là cách viết bản kiểm cho một số trường hợp.
Cách viết bản kiểm điểm về vi phạm nội quy công ty/trường học:
- Phần đầu: Cần ghi rõ thông tin của người viết bản kiểm điểm bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ ( đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp), tên trường, lớp học ( đối với học sinh).
- Phần nội dung: Cần trình bày rõ lỗi vi phạm, sự việc, nguyên nhân của hành vi đó, hậu quả do lỗi vi phạm gây ra.
Lưu ý, phần này bạn cần trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, rõ ràng nhưng cần phải đảm bảo đầy đủ những thông tin và sự việc liên quan đến hành vi vi phạm.
- Lời cam đoan: Dưới mỗi bản tự kiểm điểm về hành vi vi phạm, người viết phải có cam kết về việc sẽ không tái phạm lỗi lầm một lần nào nữa.


Cách viết bản kiểm điểm cuối năm:
Mục đích của việc viết bản tự kiểm điểm cuối năm chủ yếu để người làm kiểm điểm tự xem xét, đánh giá về những việc đã và chưa làm được, những ưu và nhược điểm của bản thân trong suốt một năm qua.
Người viết cần phải căn cứ vào quá trình học tập, làm việc thực tế của bản thân để đưa ra được đánh giá, xếp loại một cách trung thực,khách quan nhất.
Bên cạnh đó, khi viết bản kiểm điểm cuối năm, người viết cần phải đưa ra được biện pháp, phương hướng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại của bản thân.

4. Các mẫu bản kiểm điểm phổ biến
Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh:
Mẫu bản kiểm điểm dành cho người lao động:
Mẫu bản kiểm điểm dành cho Đảng viên:
Lời kết
Trên đây là cách viết bản kiểm điểm đơn giản, đầy đủ và chuẩn nhất. Hy vọng bài viết này của Gifteck sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo những mẫu bản kiểm điểm có sẵn để có thể dễ dàng trình bày và soạn thảo hơn nhé!