Nếu sở hữu một làn da khô, chắc hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, da khô ráp và bong tróc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì skincare cho da khô không phải là điều quá khó khăn nếu bạn biết cách. Trong bài viết này, Gifteck sẽ chia sẻ với bạn quy trình skincare cơ bản cho da khô hiệu quả nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết da khô
Da khô là tình trạng khi da thiếu ẩm và dầu, khiến làn da trở nên khô và thiếu sức sống. Dưới đây là những dấu hiệu của làn da khô bạn nên chú ý:
- Da sần và nhạt màu: Làn da khô thường có vẻ sần sùi và không đều màu, do da thiếu ẩm và dầu tự nhiên.
- Da căng và khó chịu: Khi da khô, bạn sẽ cảm thấy da căng và khó chịu. Đặc biệt da rất khô sau khi rửa mặt hoặc khi ở trong môi trường thiếu ẩm.
- Da bị bong tróc: Làn da khô có thể bị bong tróc và đổ nhiều vảy.
- Gương mặt khô ráp: Các nếp nhăn xuất hiện nhiều và trở nên rõ hơn.
- Kích ứng và ngứa: Vì da không đủ độ ẩm nên nó có thể dễ dàng bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài như gió, nắng hoặc hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc da.

2. Nguyên nhân khiến da bị khô
Để skincare cho da khô đúng cách thì bạn nên hiểu rõ nguyên nhân làm cho da bị khô, cụ thể:
- Do gen di truyền và cơ địa.
- Thời tiết khắc nghiệt và tác động của môi trường: Nắng, gió hay khí hậu lạnh, khói bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm có thể làm giảm độ ẩm của da, làm cho da khô hơn và bị tổn thương.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh, thiếu cân bằng có thể làm cho da thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của da.

- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Một số sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần gây kích ứng và làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
- Không uống đủ nước: Khi các tế bào của da không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng da khô ráp, bong tróc.
- Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, tuyến dầu của da sẽ giảm dần, làm cho da khô hơn.
- Bệnh lý da: Một số bệnh lý da như viêm da cơ địa, chàm hay viêm da tiếp xúc cũng có thể gây ra tình trạng da khô.
Những nguyên nhân này có thể làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên và trở nên khô, thô ráp, và có thể dẫn đến các vấn đề khác về sức khỏe da. Vì vậy, việc skincare cho da khô đúng cách thực sự rất quan trọng để giúp da khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
>>> Xem thêm: Da khô là gì, nguyên nhân và cách skincare cho da khô
3. Chu trình skincare cho da khô và gợi ý một số sản phẩm phù hợp
Hãy bắt đầu áp dụng chế độ skincare da khô phù hợp để cải thiện tình trạng da của mình. Bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và cung cấp độ ẩm đầy đủ sẽ giúp da trở nên mềm mại, khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa tình trạng da khô tái phát.
3.1. Tẩy trang
Đây là một bước quan trọng trong quá trình skincare cho da khô, giúp loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, lớp trang điểm và dầu thừa trên da. Bạn có thể tẩy trang cả vào buổi sáng và buổi tối. Bạn nên tránh các sản phẩm có chứa cồn hoặc các chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể làm khô da và gây tổn thương cho làn da khô của bạn.

Gợi ý một số loại tẩy trang cho da khô:
- Nước tẩy trang L’Oreal Micellar Water 3-in-1 Refreshing (khoảng 119.000 – 200.000đ)
- Nước tẩy trang Bioderma Sensibio H2O (khoảng 150.000 – 400.000đ)
- Nước tẩy trang Eucerin DermatoCLEAN Hyaluron Micellar Water 3 in 1 (khoảng 150.000 – 400.000đ)
- Nước tẩy trang Cocoon Rose Micellar Water 500ml (khoảng 125.000 – 270.000đ)
3.2. Rửa sạch mặt
Đối với làn da khô, bạn không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH cao vì nó sẽ càng làm khô da. Hãy dùng sữa rửa mặt có độ pH từ 5.5-6.5 và có các thành phần dưỡng ẩm, cùng với đó là massage da mặt nhẹ nhàng khi rửa mặt, tránh cọ sát da mạnh làm tổn thương da. Vào buổi sáng bạn có thể rửa mặt bằng nước sạch hoặc lau mặt bằng nước tẩy trang mà không cần dùng sữa rửa mặt.
Gợi ý một số loại sữa rửa mặt dành cho da khô:
- Sữa rửa mặt Cosrx Low pH Good Morning Gel Cleanser (khoảng 150.000đ)
- Sữa rửa mặt Simple Refreshing Facial Wash (khoảng 120.000đ)
- Sữa rửa mặt dưỡng ẩm Cerave Hydrating Facial Cleanser (khoảng 300.000đ)
- Sữa Rửa Mặt Cân Bằng Da PHA 5.5 PH Balancing Cleansing Foam (khoảng 170.000đ)

3.3. Tẩy tế bào chết
Khi skincare cho da khô, tẩy tế bào chết là bước vô cùng cần thiết. Vì da khô sẽ sản sinh ra nhiều da chết, lớp sừng nên bước này sẽ giúp da mịn màng hơn, hấp thụ tốt các dưỡng chất của các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết từ 2-3 lần/ tuần, không tẩy tế bào chết hàng ngày gây bào mòn và tổn thương da.

Gợi ý một số sản phẩm tẩy tế bào chết cho da khô:
- Tẩy tế bào chết cho da khô của Nhật – Natural aqua gel Cure (khoảng 570.000đ)
- Bioderma cho da khô – Sebium Gel Gommant (khoảng 350.000đ)
- Tẩy tế bào chết St.ives cho da khô – Coconut & Coffee Scrub (khoảng 150.000đ)
3.4. Toner
Sau khi rửa mặt, da mặt sẽ bị mất cân bằng độ pH nên bạn cần sử dụng toner để cân bằng lại và giúp diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da. Toner được chiết xuất từ nhiều thành phần khác nhau như hoa hồng, trà xanh, hoa cúc, thảo mộc… Bạn nên hạn chế dùng những loại toner có chứa cồn hay hương liệu sẽ dễ gây kích ứng da.
Gợi ý một số loại toner dành cho da khô:
- Klairs toner (khoảng 260.000đ)
- Toner Hada Labo Gokujyun Super Hyaluronic Acid (khoảng 250.000đ)
- Toner hoa cúc Toner Kiehl’s Calendula Herbal Extract Alcohol-Free (khoảng 180.000 – 700.000đ)

3.5. Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ dưỡng ẩm là cách cung cấp dưỡng chất cho da khô một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn nên sử dụng các loại mặt nạ thiên về cấp ẩm, có chứa các thành phần tự nhiên, không chứa cồn và nhiều hương liệu. Và tần suất đắp mặt nạ từ 3-4 lần/tuần.

Gợi ý một số dòng mặt nạ cho da khô:
- Banobagi Vita Genic Jelly Mask (khoảng 16.000đ/miếng)
- Mặt Nạ Mediheal cấp ẩm N.M.F Aquaring Ampoule Mask Ex (khoảng 20.000đ/miếng)
- Mặt Nạ Bơ Cấp Ẩm Kiehl’s 100ml (khoảng 540.000đ)
3.6. Serum
Bước vô cùng quan trọng trong chu trình skincare cho da khô đó là serum dưỡng ẩm. Bạn nên dùng serum vào cả sáng và tối để da được cung cấp dưỡng chất một cách đầy đủ nhất.

Dưới đây là một số loại serum dưỡng ẩm dành cho da khô:
- Serum Dưỡng Ẩm Klairs Rich Moist Soothing (khoảng 250.000đ)
- Serum dưỡng ẩm Vichy Mineral 89 (khoảng 490.000đ)
- Serum Laneige Water Bank Essence (khoảng 450.000đ)
- Serum Skin1004 Rau Má (khoảng 310.000đ)
3.7. Kem mắt
Kem mắt là bước không thể thiếu trong việc skincare cho da khô, đặc biệt khi bạn đã bước qua tuổi 25. Vì vùng mắt là vùng dễ lão hóa nhất trên khuôn mặt, khi ngoài 20 tuổi da sẽ sản xuất collagen ít dần dẫn đến việc da mắt bị khô và xuất hiện nếp nhăn. Việc cấp ẩm cho da mắt là điều cần thiết nếu bạn muốn có một làn da tươi trẻ.
Một số dòng kem mắt bạn nên tham khảo:
- Kem mắt nọc rắn Balance 15ml (khoảng 130.000đ)
- Kem mắt Simple 15ml (khoảng 150.000đ)
- Kem mắt AHC ultimate 30ml (khoảng 230.000đ)

3.8. Kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ ban đêm
Sau bước serum dưỡng ẩm, bạn cần khóa ẩm cho làn da bằng việc bôi kem dưỡng ẩm hoặc dùng mặt nạ ngủ vào buổi tối. Đây là bước cuối cùng trong chu trình skincare cho da khô vào buổi tối. Sử dụng một lượng kem dưỡng vừa đủ thoa đều mặt và sử dụng thêm mặt nạ ngủ nếu bạn có điều kiện.

Gợi ý một số loại kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ cho da khô:
- Kem dưỡng ẩm B5 La Roche – Posay 40ml (khoảng 250.000đ)
- Kem Dưỡng Ẩm Laneige Hydro Cream EX (khoảng 605.000đ)
- Kem Dưỡng Ẩm Neutrogena Cấp Nước Cho Da Khô 50g (khoảng 330.000đ)
- Mặt Nạ Ngủ Neutrogena Cấp Nước Cho Da 50g (khoảng 400.000đ)
- Mặt Nạ Ngủ Laneige Dưỡng Ẩm 25ml (khoảng 250.000đ)
3.9. Kem chống nắng
Đây là thứ không thể thiếu trong routine skincare cho da khô vào buổi sáng. Cho dù trời không có nắng, hay trời lạnh thì ban ngày vẫn có tia UV hiện hữu, không chỉ gây ra tình trạng khô da mà còn khiến da thâm nám, ung thư da. Vì vậy, hãy chăm chỉ bôi kem chống nắng hàng ngày vào buổi sáng trước khi ra ngoài 30 phút.
Mách bạn một số loại kem chống nắng cho da khô:
- Kem chống nắng Sunplay Skin Aqua UV Moisture Milk SPF50+ (khoảng 120.000 – 150.000đ)
- Sữa Chống Nắng La Roche-Posay Bảo Vệ Da Tối Ưu SPF50+ 50ml (khoảng 395.000đ)
- Gel Chống Nắng Anessa Dưỡng Ẩm SPF50+ (khoảng 400.000đ)

3.10. Xịt khoáng
Xịt khoáng có chứa nhiều dưỡng chất dưỡng ẩm cần thiết, đặc biệt đối với da khô. Đây là phương pháp cung cấp đổ ẩm và khoáng chất cho da ngay lập tức. Bạn có thể dùng xịt khoáng sau bước toner trong chu trình skincare cho da khô hoặc có thể xịt cấp ẩm cho da bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khô da.

Gợi ý một số loại xịt khoáng cho da khô:
- Xịt Khoáng La Roche-Posay Thermal Spring Water 150ml (khoảng 250.000đ)
- Xịt Khoáng Avène Cấp Nước, Làm Dịu & Giảm Kích Ứng 300ml (khoảng 300.000đ)
- Xịt Khoáng Hatomugi Ý Dĩ Dưỡng Ẩm 250ml (khoảng 90.000đ)
4. Tips cải thiện làn da khô
Để quá trình skincare cho da khô được hiệu quả nhanh chóng hơn, bạn hãy áp dụng thêm một số tips sau đây nhé:
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống đủ nước trong ngày (từ 1.5-2 lít nước) và ăn thực phẩm giàu vitamin A, C, E và Omega-3. Những loại thực phẩm như dầu cá, hạt chia, lúa mạch, hoa quả tươi cũng giúp cải thiện độ ẩm cho da.
Giảm thiểu các tác nhân gây hại cho da: Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời và không hút thuốc.
Vệ sinh da đúng cách: Sử dụng nước ấm hơn là nước nóng để rửa mặt.
Sử dụng đèn phát sáng màu vàng: Ánh sáng xanh và ánh sáng trắng sẽ tăng cường sự khô da. Bạn nên sử dụng đèn phát sáng màu vàng để giảm thiểu tác động của ánh sáng trực tiếp lên da.
Tập thể dục thường xuyên: Khi vận động sẽ giúp tăng lưu thông mạch máu, cung cấp dưỡng chất và oxy đến da, tạo sự mềm mại và đàn hồi cho da.

Lời kết
Skincare cho da khô không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn chăm sóc đều đặn. Qua những chia sẻ trên đây của gifteck.com, chúc các bạn sẽ sớm có một làn da mịn màng, căng mướt!
- Mách bạn cách chọn dáng móng tay phù hợp với cá tính và kiểu dáng bàn tay của mình
- Mách bạn 6 khung giờ uống nước giảm cân hiệu quả cho dáng đẹp eo thon
- Các loại nước ép giảm cân: Công thức 7 ngày giảm mỡ bụng vô cùng hiệu quả