5 triệu chứng sốt xuất huyết điển hình bạn cần biết 

Những triệu chứng sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ

Sốt xuất huyết là căn bệnh lây nhiễm phổ biến tại nước ta. Nếu không được phát hiện sớm, chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Hôm nay cùng Gifteck tìm hiểu về các triệu chứng sốt xuất huyết để bảo vệ an toàn của bản thân và gia đình bạn nhé!

1. Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue (đọc là đăng-gi) là căn bệnh truyền nhiễm bởi virus Dengue thường gặp nhất ở người. Được lây truyền khi muỗi vằn (Aedes aegypti) có chứa mầm bệnh đốt. 

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue, muỗi vằn (Aedes aegypti) là trung gian truyền bệnh, bằng cách đốt (chích) nó có thể đưa virus vào máu của người bệnh.

triệu chứng sốt xuất huyết
Cách nhận biết muỗi vằn – triệu chứng sốt xuất huyết

Muỗi vằn hoạt động vào ban ngày, và đặc biệt muỗi cái mới có thể truyền bệnh. Siêu vi trùng Dengue ủ bệnh trong cơ thể muỗi vằn từ 8 đến 11 ngày. Sau đó, nếu bị muỗi vằn đốt (chích) thì virus sẽ được lây truyền vào cơ thể chúng ta.

Lưu ý, virus Dengue có 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu bị nhiễm bệnh với chủng virus nào thì cơ thể người bệnh sẽ có khả năng tạo ra miễn dịch trọn đời với chủng đó, tuy nhiên vẫn có nguy cơ mắc các chủng virus còn lại.

Vì sốt xuất huyết lây qua đường máu nên có những nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như dùng chung kim tiêm với người có chứa virus Dengue (người đó không có biểu hiện của sốt xuất huyết), lây từ đường mẹ sang con khi sinh.

triệu chứng sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

2. Triệu chứng sốt xuất huyết

2.1. Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ

Sốt xuất huyết thể nhẹ thường xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh vì cơ thể chưa có miễn dịch với virus. Đây là mức độ có những triệu chứng cơ bản điển hình và không gây ra biến chứng nặng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài từ 4 đến 7 ngày kể từ khi bị muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện sốt xuất huyết khác như:

  • Sốt cao lên đến 40,5 độ C
  • Đau phía sau mắt
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Cơ thể phát ban
  • Đau xương khớp 
  • Buồn nôn, ói mửa

Phát ban có thể xuất hiện từ 3-4 ngày trên cơ thể sau khi bắt đầu bị sốt và dần dần giảm sau đó 1-2 ngày. Nếu chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần từ khi sốt.

dấu hiệu sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết triệu chứng – cơ thể nổi phát ban

2.2. Biểu hiện sốt xuất huyết nặng

Ở thể nặng, các triệu chứng sốt xuất huyết sẽ bao gồm các dấu hiệu ở cấp độ nhẹ kèm theo các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những chấm xuất huyết ngoài da
  • Chảy máu chân răng và mũi
  • Nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu
  • Người mệt mỏi li bì, đau bụng, nôn nhiều
biểu hiện sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết cấp độ nặng

Sốt xuất huyết cấp độ nặng cực kỳ nguy hiểm, cần được cấp cứu khẩn cấp, chậm trễ sẽ gây ra những di chứng nặng sau này hoặc thậm chí là tử vong.

>>> Có thể bạn quan tâm: 22+ Cách đuổi muỗi hiệu quả phòng tránh sốt xuất huyết

2.3. Hội chứng sốc sốt xuất huyết (sốc Dengue)

Đây chính là thể nặng nhất của sốt xuất huyết. Biểu hiện của cấp độ này bao gồm tất cả những triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ cộng thêm các dấu hiệu dưới đây: 

  • Chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể
  • Huyết tương thoát khỏi mạch máu
  • Sốc (huyết áp thấp).

Hội chứng sốc Dengue thường xuất hiện trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã từng mắc sốt xuất huyết và có miễn dịch chủ động hoặc thụ động (do mẹ truyền sang con khi sinh) đối với một loại kháng nguyên virus. 

triệu chứng sốt xuất huyết
Biến chứng của sốt xuất huyết nếu không chữa trị kịp thời

Sau 2-5 ngày (giai đoạn hạ sốt) bệnh thường nặng đột ngột. Sốc Dengue phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, người lớn thì tỷ lệ mắc nhỏ hơn. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ gây ra suy đa cơ quan và tử vong.

>>> Xem thêm: Triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm

Các triệu chứng sốt xuất huyết và các giai đoạn của bệnh

2.4. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em cũng có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết ở người lớn.

Ở cấp độ nhẹ, thường trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao đột ngột đến 40 độ C và kéo dài từ 2-7 ngày, cơ thể đáp ứng kém với thuốc hạ sốt.
  • Da có thể bị phát ban, sung huyết.
  • Đau đầu, đau cơ, đau hốc mắt.

Với cấp độ nặng, bao gồm các triệu chứng sốt xuất huyết ở cấp độ nhẹ kèm theo những dấu hiệu dưới đây:

  • Có các chấm xuất huyết ngoài da
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam, chỗ tiêm bị bầm tím
  • Nôn ra máu hoặc trong phân có máu
  • Chân tay lạnh, nôn nhiều, hốt hoảng
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Cấp độ nặng nhất ở trẻ là sốt Dengue, ngoài các triệu chứng sốt xuất huyết trên thì ở trẻ sẽ có thêm những biểu hiện sau:

  • Xuất huyết nội tạng
  • Nôn ói liên tục, bụng đau dữ dội đặc biệt là vùng gan
  • Co giật, khó thở, suy hô hấp
  • Rối loạn ý thức, người lơ mơ
  • Chân tay lạnh ẩm, xanh tím

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn 10 cách nấu cháo bằng nồi cơm điện tiện lợi và nhanh chóng

3. Nên làm gì khi có triệu chứng sốt xuất huyết?

3.1. Đối với người lớn

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, chủ yếu là điều trị triệu chứng. 

Nếu người bệnh bị sốt xuất huyết cấp độ nhẹ thì có thể điều trị tại nhà, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, có thể uống oresol để bù nước. Cho người bệnh ăn đồ ăn mềm, có nước và dễ tiêu hóa, lau mát người khi bị sốt cao và uống Paracetamol để hạ sốt. Nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và điều trị tại nhà theo phác đồ của bác sĩ.

triệu chứng sốt xuất huyết
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ – điều trị sốt xuất huyết

Khi có những dấu hiệu sốt xuất huyết ở những cấp độ nặng cần đưa người bệnh vào viện để bác sĩ điều trị để không gây ra những biến chứng nặng và nguy hiểm tới tính mạng.

Lưu ý, cần tránh thuốc giảm đau như aspirin, naproxen sodium và ibuprofen để tránh nguy cơ tăng biến chứng chảy máu.

Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin C và chất xơ, tránh ăn đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước.

triệu chứng sốt xuất huyết
Bổ sung nhiều nước và vitamin C – điều trị sốt xuất huyết

3.2. Đối với trẻ nhỏ

Khi trẻ có những triệu chứng sốt xuất huyết thì bố mẹ cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Không được tự ý điều trị tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ vì rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Không cho con chơi đùa gắng sức mà cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và những biểu hiện nguy hiểm của bệnh cẩn. Mặc quần áo mỏng và không ủ con trong chăn quá mức. Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen để hạ sốt. 

Uống nhiều nước, có thể cho con uống oresol để bù nước tốt hơn. Bổ sung thêm cho trẻ vitamin C và chất xơ.

điều trị sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Đưa trẻ vào viện để các bác sĩ điều trị

4. Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Nhiều người thường cho rằng hết sốt là đã khỏi bệnh, tuy nhiên đây lại là bắt đầu giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Dưới đây là những dấu hiệu cho biết khi nào khỏi sốt xuất huyết: 

  • Không có nốt phát ban mờ dần và không có nốt mới xuất hiện: từ khi bị sốt thì các vết phát ban nổi trên da ngày càng nhiều. Khi bạn thấy các nốt xuất huyết mờ dần đi và không xuất hiện các nốt phát ban mới thì khi đó bệnh đã dần hết.
  • Cơ thể khỏe hơn và ăn ngon hơn: người bệnh ở giai đoạn nguy hiểm không còn sốt cao nhưng cơ thể vẫn còn mệt mỏi. Nếu sau vài ngày bạn cảm thấy khỏe hơn và ăn uống ngon miệng hơn thì là đang dần hồi phục.
  • Đi ngoài nhiều hơn: vì khi bị sốt người bệnh sẽ bị mất nước trầm trọng, ít đi tiểu. Sau 5-7 ngày điều trị mà người bệnh đi tiểu nhiều hơn thì có nghĩa cơ thể đã không mất nước nữa và dần hồi phục.
khi nào khỏi sốt xuất huyết
Khi nào khỏi sốt xuất huyết – ăn ngon miệng và cơ thể khỏe hơn

Lời kết

Trên đây là những triệu chứng sốt xuất huyết mà bạn cần biết. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh, diệt muỗi vằn quanh nơi ở, cùng với đó phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời. Ghé gifteck.com để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe và dinh dưỡng cho gia đình nhé!

>>> Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *